Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

NẤM LINH CHI LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI HÀN QUỐC


NẤM LINH CHI LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI HÀN QUỐC
1.  NẤM LINH CHI LÀ GÌ?
Nấm Linh Chi tên tiếng Anh là Linhzhi mushroom, tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên chung. Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả  nhân sâm. Trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.
     Ngoại sử chép rằng trong một tiệc tân niên đãi các sứ thần ngoại quốc, Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa ăn gồm tổng cộng 365 món, kéo dài bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món đặc biệt. Bảy món cho bảy ngày là Linh Chi, tượng tinh, sơn dương trùng, chuột bạch bao tử, óc khỉ, trứng công, và nhũ trư (heo sữa)…Những món ăn đãi thực khách dĩ nhiên là cầu kỳ không phải chỉ vì bào chế công phu mà còn cả tìm tòi, săn bắt hay nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng. Và không chỉ Từ Hi thái hậu, từ nhiều ngàn năm trước câu chuyện kể rằng Tần Thủy Hoàng cũng đã từng sai đạo sĩ Từ Phúc đem theo 1500 đồng nam, 1500 đồng nữ dong thuyền ra Đông Hải để tìm một loại nấm trường sinh.  Vậy Linh Chi là cái gì mà được đưa lên hàng đầu trong danh sách của thực đơn 365 món đãi khách quý của Từ Hi thái hậu và cũng chính nó đã làm cho Tần Thủy Hoàng phải tốn binh hao sức đến như vậy?
Nấm Linh Chi tên tiếng Anh là Linhzhi mushroom, tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên chung
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả  nhân sâm. Trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.
Mô tả: Nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.
Bộ phận dùng: Thể quả (Ganoderma Lucidum).
Phân bố: Nấm mọc hoang dại, được trồng ở nước ta, Triều tiên, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Thành phần hoá học:
  • Những hợp chất đa đường (45% số lượng): beta-D-glucane, arabinogalactane; ganoderane A, B va C;
  • Triterpen : acide ganoderic A, B, C, D, F, H, K, M, R, S, và Y, các acid lucidenic A, B, C, D, E, F, G…, các lucidon A, B, C, các acid ganolucidic A, B, C, D và E, ganoderal A, các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H, I, các ganoderol A và B, ganodermanonol, ganodermatriol...
  • Ganodermadiol, phân sinh của acide lanostaoic.
  • Esteroid: Ganodosterone.
  • Acide béo:  các acid tetracosanoic, stearic, palmitic, nonadecanoic, behenic.
  • Chất đạm protid : Ling Zhi-8; glycoproteine (lactine).
  • Khoáng chất: germanium, calcium, K, Fe, Mg, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na...
  • Những chất khác: manitole, trechalose, adenine, uracine, lysine, acide stearic, tất cả rất nhiều acid amin.
   Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ…. Ngày nay, người ta biết trong nấm Linh chi có chứa nhiều thành phần germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn. Polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, giải độc gan, diệt tế bào ung thư, acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
Căn cứ vào hình dáng và màu sắc của nấm mà Nấm Linh chi được phân ra làm các loại sau:
  • Thanh chi (xanh) : vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần , bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
  • Xích chi (đỏ) : có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
  • Hắc chi (đen) : ích thận khí, khiến cho đầu óc sảng khoái và tinh tường.
  • Bạch chi (trắng) : ích phế khí, làm trí nhớ dai.
  • Hoàng chi (vàng) : ích tì khí, trung hòa, an thần.
  • Tử chi (tím đỏ) : bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
2.  TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI HÀN QUỐC
2.1  Tác dụng của nấm Linh chi (tổng hợp ý kiến theo tài liệu của Đông y)
Không phải đến khi Tần Thủy Hoàng phái người đi tìm thuốc trường sinh bất tử thì Linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, Linh chi đã chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và cũng không quá ngạc nhiên khi từ lâu nó đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một dược phẩm phòng trị ung thư. Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, Linh chi hiện cũng là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ.
    Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi có chứa các thành phần như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, gano- dosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan,… (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium…
    Theo giáo sư Hiroshi Hikino người Nhật Bản, một bác học chuyên về dược thảo thì Linh Chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Còn trong Trung Quốc Linh Chi được xếp vào hàng tứ dược thuốc bổ thượng phẩm của Đông y quý hơn cả Nhân Sâm.
    Các thầy thuốc đã dùng Linh Chi với các thảo dược khác để trị các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Muc thì Linh Chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực.
    Hiện nay, Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, thanh lọc máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ, giải độc trong cơ thể. Ngoài ra Linh Chi còn được dùng kết hợp để chữa bệnh mất ngủ, loét dạ dày, tê thấp, suyễn, sưng cổ họng. Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Đặc biệt vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư.
    Thực ra đó là do cấu trúc độc đáo của Linh Chi có chứa nhiều thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào.     
     Với thành phần độc đáo như vừa tả, Linh Chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, Linh Chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh Chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Đó cũng là lý do ngày xưa vua chúa tin rằng Linh chi chính là loại dược thảo để cải lão hoàn đồng
Tác dụng phụ : cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy có phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào của loại dược bổ này khi dùng trong thời gian lâu dài.
2.2  Tác dụng củ nấm Linh chi Hàn Quốc (dịch tài liệu Hàn Quốc)
Với khí hậu ôn đới, địa hình chủ yếu là đồi núi, Hàn Quốc được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại dược thảo quý như Nhân sâm, Nấm Linh chi..Hiện nay sản lượng trồng Linh chi của Trung Quốc vẫn chiếm nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên do điều kiện thổ nhưỡng và kỹ thuật cấy trồng Nấm Linh chi Hàn Quốc vẫn được đánh giá cao hơn về chất lượng và tính dược lý so với nấm Linh chi của Trung Quốc và nhiều nước khác    
  Cũng như Nhân sâm, người Hàn Quốc coi nấm Linh chi là thực bổ dưỡng nên thường sắc nước uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịchNếu như các sản phẩm làm từ nhân sâm như hồng sâm có tác dụng tốt hơn thì Nấm Linh chi lại ngược lại. Nấm Linh chi nếu dùng trực tiếp bằng cách sắc nước uống thì sẽ tối ưu hóa tác dụng hơn là dùng chế phẩm từ Linh chi.
   Tại thị trường Hàn Quốc, nấm Linh chi chủ yếu bán dưới dạng thái lát, sau đó là dạng nấm nguyên quả thể. Ngoài ra để phục vụ những người tiêu dùng bận rộn không có điều kiện sắc uống hàng ngày thì có thêm sản phẩm là Cao Linh chi
    Nấm Linh chi tự nhiên thường mọc hoang trong núi sâu, dưới tán râm mát của những cây lâu năm. Tuy nhiên rất khó tìm được Linh chi tự nhiên, hoặc có tìm được thì thường không còn nguyên vẹn do bị mối mọt đục mất một phần quả thể nấm. Giá cả lại rất đắt. Nấm Linh chi tự nhiên thường không có định dạng quả thể nấm ổn định nên rất khó nhận biết, chính vì vậy không ít người tiêu dùng đã mua phải hàng giả do tưởng nhầm là Linh chi núi.
   Giá thành của nấm Linh chi trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp trồng, kích thước, độ dày, loại nấm..Mặc dù giá trị dinh dưỡng không so sánh bằng với Linh chi tự nhiên nhưng ngày nay do kỹ thuật canh tác phát triển cùng với những đổi mới trong công nghệ biến đổi gien nên đã tạo ra nhiều giống tốt, chất lượng lại ổn định. Còn giá sản phẩm cao Linh chi lại phụ thuộc vào thành phần chiết xuất của Linh chi, nếu độ chiết xuất cô đặc và thành phần nấm chiếm tỷ lệ cao thì giá đắt và ngược lại
    Nông dân Hàn Quốc sau khi thu hoach nấm, thường trực tiếp bán hết cho người tiêu dùng trong mùa luôn và không qua khâu trung gian. Vì vậy, sản phẩm sẽ không được đóng gói trong các bao bì ni lông bắt mắt mà thường chỉ xếp nấm trực tiếp vào hộp giấy hoặc hộp gỗ ( như hình bên) để bán. Đối với sản phẩm cao Linh chi thì một hộp thường có 5 lọ cao đựng trong bình thủy tinh nhỏ, hộp to ở ngoài có thể bằng giấy hoặc bằng gỗ tùy vào nhà sản xuất.
  • Tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư
  • Tăng cường miễn dịch, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
  • Tác dụng ngăn tăng cao đường huyết
  • Hỗ trợ cường tim
  • Điều hòa huyết áp
  • Tác dụng giảm Cholesterol
  • Tác dụng chống khối huyết
  • Tác dụng cường dương
  • Cải thiện chứng mất trí nhớ
  • Tác dụng chống béo phì
  •  Hiệu quả ức chế bệnh hen suyễn
  •  Bổ gan, thanh lọc giải độc máu
  • Tác dụng lợi tiểu
Nấm Linh chi cũng được trồng và là loại thực phẩm dùng trực tiếp như rau tươi. Vì thế gần đây có không ít nông dân do chạy theo lợi nhuận đã dùng các loại phân bón nông nghiệp độc hại hay các loại thuốc kích thích tăng trưởng để nâng cao sản lượng. Nếu mua nhầm phải loại hàng này, từ tác dụng có lợi của nấm Linh chi lại trở nên có hại cho người tiêu dùng. Cho nên, khi đi mua nấm Linh chi quý khách cẩn thận lưu ý xem xét kỹ trước khi quyết định mua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Luyện thi đại học|Thi thử đại học|Luyện thi cấp tốc|Ôn thi cấp tốc|Luyện giải đề thi đại học|Luyện thi online|Luyện thi trực tuyến|Học thêm online|Học trực tuyến|Ôn thi đại học|Tài liệu luyện thi đại học|Tài liệu ôn thi đại học|Đề thi thử đại học|Gia sư Online|Địa điểm học thêm|Điểm thi đại học|Xem điểm thi đại học