Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

ƯỚC LỄ CÒN DUY NHẤT 1 NHÀ LÀM GIÒ CHẢ

 Giò chả ở làng Ước Lễ (xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng từ lâu đời. Ở Hà Nội có hàng chục hàng giò chả ước lễ nổi tiếng, còn lại đi đâu cũng nhan nhản hàng quán treo biến giò chả Ước Lễ. Thế nhưng, tại các làng gốc của nó chỉ còn duy nhất một người làm nghề.
Đến Ước Lễ vào một ngày cuối năm, khác với tưởng tượng của mọi người về một Ước Lễ đầy đủ sản phẩm về giò chả, tôi thoáng ngỡ ngàng vì sự hoang vắng của một… làng nghề.
Những tưởng như cũng sẽ đến Bát Tràng, hoặc chí ít cũng được như nghề chạm bạc ở Triều Khúc, đến giò chả Ước Lễ, hỏi đến vài người, nhận không ít cái lắc đầu, may mắn mới được cho biết ở làng chỉ còn duy nhất nhà anh Lê Tiến Mạnh… làm giò chả.
Ông Trang Công Trịnh, trưởng thôn Ước Lễ, anh giải thích: “Nghề giò chả có điểm rất đặc trưng. Đó là nó phát triển và tồn tại ở những nơi đô thị, đông đúc…”. Vì thế mà ngày nay, Ước Lễ vang danh gần xa, nhưng chính tại nơi bản quán lại vắng vẻ, tiêu điều, hiếm hoi đến độ chỉ còn duy nhất 1 nhà lưu giữ nghề xưa!?
Nhà anh Lê Tiến Mạnh, xóm 11. Bà Vương Thị Thực, mẹ và chị Hoàng Thị Xuân, vợ anh cho biết, nhà bà đã có 3, 4 đời làm giò chả. Nhưng đến thời anh Mạnh thì có một thời gian gần như không làm ở làng, bởi anh Mạnh cũng theo chúng bạn đi Hải Phòng, Hà Nội làm giò.
Mãi chục năm trở lại đây, từ khi xây dựng gia đình anh Mạnh mới về làm nghề tại làng và cũng từ bấy đến nay, cả làng chỉ có mình nhà anh làm giò chả.
Chị Xuân nói: “Làm nghề này vất vả người ta đã bỏ gần hết”.
Mỗi ngày Xuân bán hết khoảng 10kg giò chả. Nếu trong làng có đám cỗ, thì làm nhiều hơn, tùy theo nhà có đám đặt. “Làm giò chả chỉ bình bình như thế, chỉ có những ngày giáp Tết là bán được hơn. Đợt Tết thì mỗi ngày cũng làm khoảng 80kg đến 1 tạ thịt”.
Chị Xuân lại rất thật: “Nghề làm giò chỉ là nghề kiếm thêm lúc nông nhàn vì nó cũng không mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra, gia đình em vẫn cấy mấy mẫu ruộng”.
Khi hỏi Xuân có ý định gắn bó với nghề không, Xuân hồn hậu: “Cũng khó nói lắm. Nghề này không khiến người ta giàu có, nếu như chỉ bó hẹp ở làng thế này. Biết đâu, có một cái nghề nào đó mới cho kinh tế khá hơn, em cũng sẽ theo và không… làm giò nữa”!
Theo ông Trịnh, người theo nghề làm giò chả hầu hết đều không làm tại làng, mà đều thoát ly, phát triển nghề ở địa phương khác. Thế nên mới có thống kê, số người sinh sống và làm giò chả ở khắp các tỉnh thành của làng Ước Lễ là 524 người, chiếm 50% số dân trong thôn. Nhưng nếu tính từ những năm 1930 thì số người làm giò chả phải gấp 3 lần thống kê hiện nay.
Đi ra ngoài làm ăn, không mấy gia đình gốc Ước Lễ về lại quê quán. Họ làm nghề, sinh sống và định cư ngay nơi đó. Gia đình cứ từ đó phình to dần, cũng có thể bố mẹ làm nghề rồi truyền lại cho con cái tiếp tục lưu giữ lấy cái tên của Ước Lễ mà thôi.
“Thu nhập bình quân của dân làng hiện giờ khoảng 750 nghìn/người/tháng. Nhưng đó là nguồn thu nhập từ những ngành nghề khác, chứ không phải từ nghề làm giò chả vì đây không còn là nghề chính ở đây.
Thậm chí là nghệ nhân đang sống và mang cái danh của làng Ước Lễ bay xa lại chưa hẳn là những người theo nghề… gia truyền. Chẳng thế mà một cơ sở giò chả Ước Lễ nổi danh ở Hà Nội, đi tìm hiểu kỹ mới biết, nghề gia truyền của gia đình là nghề… bốc thuốc hay như cũng như một nghệ nhân Ước Lễ khi chúng tôi đến thăm gia đình, ông cụ thân sinh ra nghệ nhân lập cập: Tôi ngày xưa cũng đâu có làm giò.
Bây giờ, làng Ước Lễ chỉ còn duy nhất 1 nhà làm giò chả, còn tên làng chỉ còn là cái danh chứ không như các làng nghề khác. Anh Trình tâm sự: “Chúng tôi đang lên đề án để thành lập Hiệp hội làng nghề Ước Lễ”. Nhưng thực tế, Ước Lễ là một làng nghề đã mất nghề, hay nó đặc biệt như anh Tích nói: “Làng nghề Ước Lễ có một điều khác với làng nghề khác, đó là làng có nghề nhưng không làm tại làng”?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Luyện thi đại học|Thi thử đại học|Luyện thi cấp tốc|Ôn thi cấp tốc|Luyện giải đề thi đại học|Luyện thi online|Luyện thi trực tuyến|Học thêm online|Học trực tuyến|Ôn thi đại học|Tài liệu luyện thi đại học|Tài liệu ôn thi đại học|Đề thi thử đại học|Gia sư Online|Địa điểm học thêm|Điểm thi đại học|Xem điểm thi đại học