Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Sau đỉa là... lá vải khô


Có một chuyện lạ: Mới đây đã mọc lên hàng chục điểm đại lý thu mua lá vải khô ở ngay quê hương của vải thiều Bắc Giang, Hải Dương.

   Sau đỉa là gì nữa...? 

Chỉ mới sau một tháng thu mua, đại lý của ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang - Lục Ngạn) đã mua được 70 tấn lá vải khô, đại lý của bà Nguyễn Thị Thời (thôn Lan Mẫu, xã Lan Mẫu – Lục Nam) thu mua được 50 tấn. Tất cả những người đứng ra thu mua lá vải, thậm chí ngay cả những cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp huyện vẫn không hề biết người ta thu mua lá vải khô để làm gì, đưa đi đâu; trong khi đó, lãnh đạo Cty TNHH thương mại Lâm Sơn (trụ sở tại Hà Nội) - đơn vị đứng ra lập đại lý thu mua lá vải khô - chỉ úp mở rằng đó là bí mật kinh doanh.    

Về phương diện an ninh kinh tế, không thể nói rằng miễn có lãi là nhà kinh doanh có quyền làm bất cứ việc gì, nếu có ai đó bỏ tiền ra thu mua lá vải khô với mục đích giết chết vùng trái cây vải thiều hàng hoá của đất nước thì việc thu mua đó là có tội.

Ngay trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng của nạn thu mua lá vải khô hiện nay, GS-TS Vũ Mạnh Hải – Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN – đã lên tiếng khẳng định rằng “vải là loài cây không rụng lá, quanh năm xanh tốt” và “thời điểm này không phải là lúc để làm cành, tạo tán chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải thiều, nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa...”.

Trả lời trên các phương tiện truyền thông ngày 9.12, TS Trịnh Khắc Quang – Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả VN và GS-TS Vũ Mạnh Hải – với tư cách là những nhà khoa học nghiên cứu sâu về cây vải thiều - đều khẳng định là “lá vải thiều khô không có tác dụng gì về mặt y dược hay tác dụng gì cả” và cùng đặt ra một dấu hỏi lớn: Thu mua lá vải khô để làm gì? Ngay cả với lá vải khô do rụng xuống gốc thì việc lấy sạch để đem bán cũng gây ra những tác hại đối với vườn vải – các nhà khoa học khuyến cáo.

Sự kiện hàng trăm tấn lá vải khô đã được tập kết chất đầy các kho đại lý tự phát trong dân, cho thấy những khoảng trống mênh mông trong quản lý của chính quyền cơ sở, chỉ đơn cử việc nhà ở của ông Đạo và của bà Thời bất ngờ trở thành cơ sở kinh doanh vật liệu khô dễ cháy, với số lượng cực lớn như vậy ngay giữa lòng khu dân cư đông đúc thì làm sao đảm bảo các tiêu chuẩn, phương tiện, điều kiện phòng cháy, chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra. Nhưng, quan trọng hơn, trước hiện tượng thu mua một thứ hàng hoá đặc biệt là lá vải khô mà cơ quan quản lý, chuyên môn không hề biết thu mua để làm gì, đưa đi đâu mà các cấp chính quyền vẫn bàng quan, mặc cho cảnh mua bán thả sức, có thể giết chết “nồi cơm” của dân mình – những vườn vải thiều xuất khẩu.

Cách đây chưa lâu, cũng trên trang báo này, người viết bài này đã đặt câu hỏi “Sau đỉa là gì nữa?” khi nói về nạn đỉa bùng phát, tấn công hút máu gia súc, người ở những nơi đã từng có đại lý thu mua đỉa cho người nước ngoài. Không lâu, câu trả lời đã tới: Sau đỉa là lá vải khô! Sau lá vải khô là gì nữa?... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Luyện thi đại học|Thi thử đại học|Luyện thi cấp tốc|Ôn thi cấp tốc|Luyện giải đề thi đại học|Luyện thi online|Luyện thi trực tuyến|Học thêm online|Học trực tuyến|Ôn thi đại học|Tài liệu luyện thi đại học|Tài liệu ôn thi đại học|Đề thi thử đại học|Gia sư Online|Địa điểm học thêm|Điểm thi đại học|Xem điểm thi đại học